8/12/09

GIÁNG SINH – NOEL VÀI DÒNG TẢN MẠN


Cuối đông thời tiết đẹp đất trời se se lạnh, người người ai nấy cũng khoác lên mình những chiếc áo ấm đủ sắc màu đang nôn nao hướng về những ngày nhộn nhịp cuối năm nào là Noel an lành ấm áp, tết Tây nhộn nhịp bộn bề, tết Nguyên Đán cổ truyền vui vầy sum họp,… Tất cả đã gieo vào tâm hồn mỗi người một phức cảm phơi phới lạ thường. Nhân dịp mùa Giáng sinh về xin được tản mạn đôi điều về Lễ đặc biệt này

Lễ Giáng sinh
có nhiều tên gọi khác nhau như là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su giáng trần

Theo Tân Ước mô tả Chúa Giêsu sinh ra nơi nơi máng cỏ lừa nghèo nàn tâm tối tại Bethlehem - một thành phố của Palestine ở miền trung Bờ Tây, cách phía nam thành phố Jerusalem khoảng 10 km – thân sinh Chúa Giê-su sống tại thành Nazareth nhưng phải tới Bethlehem theo lệnh điều tra dân số của Quirinius (năm 6 sau Công nguyên) .Thành Nazareth là thành phố có đông đảo cộng đồng Kitô hữu thuộc loại lâu đời nhất cư ngụ (tuy nhiên, gần đây cộng đồng này đã giảm bớt do tình trạng di cư, chiến tranh cùng với việc quân Israel chiếm đóng liên tục Bờ Tây và bức tường ngăn cách thành phố với khu Đông Jerusalem do Israel chiếm đóng.)

Hang đá và máng cỏ nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ GiángSinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại

Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chìến tranh nghèo đói và chế độ độc tài


Ngôi sao Giáng Sinh các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng Sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Nơi xa xôi phía Đông, nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao mà đi chắc chắn sẽ gặp phép lạ( Lễ Ba Vua) Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.

Ngôi sao trở thành tượng trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo đặt nơi trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế

Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night 25 tháng 12 ngày Chúa chào đời trong máng cỏ nghèo hèn đến với nhân loại lịch sử theo như suy niệm, từ đó trở đi hàng năm tín đồ ThiênChúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự giáng trần của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo hèn đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (Lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa Trời(Chúa Cha) đã xuống thế làm người và sau đó chịu chết trên cây Thánh giá .

Ngày lễ Giáng sinh ở đâu cũng thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới.

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, được dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó có bài "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc-sĩ thiên tài người Áo Franz Grubert .(Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nằm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm .Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa.)



Réveillon dù là Người theo đạo hay không, trong đêm nầy đều vui mừng ngày Chúa ra đời. Sau khi mừng lễ Giáng Sinh sẽ có bữa ăn nửa đêm gọi là "Réveillon" (Theo truyền thống của người Pháp Tại Alsace, bữa ăn này phải gồm có tam hành là thủy (cá chép, con hàu), không khí (gà tây hay ngỗng) & mộc (thịt heo). Tập tục ăn gà tây là do thủy thủ của nhà thám hiểm Christophe Colomb du nhập từ Mehico)
Ông già Noel theo truyền thuyết, Giám mục thành Myra, sinh ở Thổ Nhĩ Nhĩ Kỳ năm 279 Công Nguyên, nổi tiếng vì cả cuộc đời dành cho các họat động từ thiện bác ái. Đến thế kỷ IX, Hội Thánh Công Giáo làm lễ phong cho ông là Thánh Bổn Mạng của các thương nhân, thủy thủ và đặc biệt là trẻ em. Từ đó ra đời tên gọi Santa Clause người Anh, tiếng Hòa-Lan Sinterklass, tiếng Pháp Père de Noel và Mỹ gọi là ông Noel , ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Ông già Noel thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.


Theo truyền thuyết, lúc còn sống, giám mục Myra đã ném đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của ba cô gái trẻ đến tuổi lập gia đình nhưng chưa có chàng trai nào nhòm ngó đến, vì gia đình các cô quá nghèo. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong (phơi) bên lò sưởi.

Từ đó có tục trẻ em treo tất (vớ) cạnh lò sưởi để nhận quà của ông Noel (Quà cha mẹ chúng bỏ quà vô khi chúng đi ngủ), lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà



Cây thông đóng vai trò quan trọng trong lễ hội người Đức thời Trung đại do màu xanh trường tồn của nó. Khi mùa đông đến, cây cối trở nên vàng vọt, lá rụng tơi tả thì cây thông vẫn khỏe mạnh, cành lá sum suê xanh tốt. Vì vậy dân cư vùng Bắc Âu cho rằng cây thông là linh hồn của thời tiết đẹp.
Cây thông có thể sẽ làm ngày dài hơn, mặt trời sẽ sớm quay về trái đất đánh tan cái lạnh băng giá của mùa đông khắc nghiệt, mang mùa xuân về cho nhân lọai. Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng & sức sống mới trong lễ hội đón chào năm mới.

Quà tặng cuối năm là dịp trẻ em đi vòng quanh nhà ca hát & chúc mừng cả gia đình. Để thưởng công cho chúng, người lớn phát quà. Tập tục này bắt đầu là của giới quý tộc, sau đó lan rộng đến mọi giới. Ngày nay, nói đến Noel là nói đến quà tặng, thiệp chúc mừng.



Bài hát Giáng sinh bài “Jingle Bell” do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác nhưng lại đặt vào chùm bài hát trong danh sách những bản nhạc dân ca nổi tiếng của Mỹ gọi là “American Song Bag” của nhà thơ Carl Sandburg. Bài này không phải sáng tác cho đêm Noel như người ta lầm tưởng.
Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, diễn tả tâm hồn của người dân Mỹ hướng đến một mùa tuyết rơi thật tốt lành. Hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi trên xe tuần lộc với tiếng chuông leng keng diễn tả sinh động, quyến rủ làm cho người ta thích nghêu ngao, nó vô tình trở thành bài hát Giáng sinh.
Bài Silent Night, holy night có xuất xứ từ Đức với tựa đề “Stille Natch, Heiligo Natch” do linh mục Joseph Mohr sáng tác khi cuộc chiến Đức – Áo - Phổ kết thúc. Sau này được phổ biến sang Áo, Mỹ... nay đã được dịch ra gần 100 thứ tiếng.


Bánh Buche Noel tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ tránh xa. Ngày nay, tập tục biến dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến nay.


Thiệp giáng sinh bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè, người thân. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức các nước khác ở Châu Âu và mãi tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.


MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR TO ALL

Dũng-Trọc (SG 07/12/2009)






Chi tiết..

5/12/09

Dục Mỹ - Quá Khứ Oai Hùng

Dục Mỹ - trước kia nằm tại thôn Tân Mỹ, xã Ninh Xuân bây giờ - là một vùng đất cách thị trấn Ninh Hòa khoảng mười lăm cây số theo hướng Tây có đường quốc lộ 26(trước kia gọi là QL21) đi ngang qua, được bao bọc bởi những dãy núi trập trùng uốn khúc cho nên từ trên đèo Phượng Hoàng(đèo Hai mươi bốn) nhìn xuống Dục Mỹ quả là một thung lũng hình chảo, Phía Tây giáp huyện Khánh Dương tỉnh Daklak, phiá Nam giáp với Ðồng Trăng huyện Diên Khánh, phiá Bắc giáp Ðá Bàn có đập Đá Bàn nổi tiếng[Đập Đá Bàn được xây dựng trong những năm 80 trên sông cùng tên thuộc huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà với lưu vực 126km2. đập có chiều cao 26,2m và chiều dài 347,5m. Hồ có dung tích 79,2 triệu m3] và phía Ðông thì giáp xã Ninh Xuân huyện Ninh Hòa.

Dục Mỹ được bao bọc bởi hai con suối lớn, một con suối bắt nguồn từ suối Nước Nóng chảy qua cầu Buôn Ðun, sau lưng Trung Tâm Huấn Luyện (TTHL) Lam Sơn, đổ về suối Ðá. Một con suối khác phát nguồn từ núi Vọng Phu chảy theo hướng trường bắn-cầu Ðỏ, sau lưng nhà Thờ, cầu Ông Ngọ, cầu Dục Mỹ rồi hợp cùng với suối cầu Treo chảy về sông Dinh thuộc huyện Ninh Hòa.

Dục Mỹ thuộc xã Ninh Sim gồm 6 thôn và “vệ tinh” là ba buôn Thượng của người Rhade và Giarai nổi tiếng với nhà sàn, nhà rông [là một kiểu nhà được dựng trên các cột dựng trên mặt đất hay mặt nước xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô…v.v..] vật nuôi nổi tiếng là giống heo Mọi màu đen xám, lưng gãy, bụng xệ chấm đất đó cũng chính lại là đặc sản của Dục Mỹ và vùng Khánh Dương lân cận.

Mặc dù chỉ cách Ninh Hòa vỏn vẹn mười lăm cây số nhưng thời tiết Dục Mỹ khá khắc nghiệt, do chịu ảnh hưởng của gió Lào cho nên vào mùa khô, ban ngày nhiệt độ ở Dục Mỹ rất nóng có thể lên đến 39 - 41 độ C là chuyện bình thường nên có câu “Dục mỹ nắng cháy da người” quả thật không sai, với cái nắng hanh cháy gay gắt hòa với mùi của mồ hôi đổ nên khi đứng gần con người như có mùi “khét nắng”.

Trái lại, do ảnh hưởng sương núi rừng nên ban đêm nơi đây rất lạnh, sương cũng rất dày với khí hậu khắc nghiệt như thế làm rẫy là nghề chính của người dân nơi đây so với những vùng khác trong huyện Ninh hòa người ta còn trồng lúa thì Dục Mỹ có thế mạnh về cây mía,cây thuốc lá, cây cây công nghiệp…
Bên cạnh những khó khăn, khắc nghiệt của khí hậu, “ông Trời” cũng đã ban tặng lại cho Dục Mỹ nguồn dồi dào phong phú về lâm sản và đặc sản quí hiếm của rừng như Kỳ Nam, Trầm , Quế chi, Đá Thạch Anh.v.v… những danh mộc như Căm xe, Bằng lăng, Cẩm lai. Trắc.v.v…có rất nhiều trái cây rừng như Xay, Da Ðá, Sim để làm thuốc; trái Sa nhân, trái Ðười ươi để xuất cảng ra ngoại quốc mang về không biết bao nhiêu là tiền bạc mà hiếm nơi nào trong huyện có được cho nên dân các xã lân cận trong huyện nô nức đổ về Dục Mỹ để tìm “kế sinh nhai” bằng nghề đi rừng.

Cứ mỗi dịp xuân về Tết đến, Dục Mỹ có nhiều Hoa Mai, Hoa Lan rừng vừa rất đẹp lại vừa rất quí hiếm để chơi trong những ngày Tết. Vào đêm giao thừa, nhà nhà người ta thường xông trầm hương cho thơm cũng như xua đi những điềm xấu của năm cũ hăng hoan chào đón chào một năm mới thịnh vượng – thái hòa.

Từ sau năm 1954, do nhu cầu của chiến tranh sư đoàn Mười Lăm Khinh Chiến (Tiền thân của sư đoàn 23 Bộ Binh sau này) về đóng tại Dục Mỹ.

Nhờ việc buôn bán với quân đội hay nói cách khác là các TTHL cho nên kinh tế của Dục Mỹ nhờ đó khá lên so với các vùng xã trong huyện . Một hình ảnh đẹp, rộn ràng rất dễ tìm thấy vào những đêm cuối tuần, trung tâm Dục Mỹ sầm uất nhộn nhịp hẳn lên bởi từng cặp đôi trai gái địa phương đổ về cùng sự góp mặt của từng tốp lính(hay gọi Bộ đội)của các THHL được nghỉ phép đi dạo chơi, ăn uống, mua sắm…v.v… các quán sá, cửa hàng sáng rực lung linh với đủ loại ánh đèn. Bên cạnh đó, việc trao đổi, buôn bán với người dân tộc(người Thượng)về lâm sản góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.

Theo thời gian,là nơi “đất lành chim đậu” dân chúng từ khắp ba miền đất nước đã qui tụ về đây mang lại cho Dục Mỹ sự phong phú và đa dạng về văn hóa cũng như các món ẩm thực. Dục Mỹ có món “thịt rừng” rất nổi tiếng khắp trong huyện và các món ăn của mọi miền đất nước ở Việt Nam mà Ninh Hòa không có như các loại xôi gấc, xôi vò, xôi khúc(xôi cúc), xôi chè, xôi đậu đen, xôi bắp , các món chè, các món ăn như tiết canh vịt, mì Quảng, bún bò của người Trung nhưng được nấu với cây xã thơm lừng nghe đến đã thèm thuồn chảy nước miếng, các món phở Bắc, mặc dù Ninh Hòa cũng có nhưng không làm sao ngon bằng. Ðặc biệt nhất là phở heo với hương vị thơm lừng đặc trưng, phở thịt heo này không phải là hủ tiếu của người Tàu. Phở heo ăn với bắp chuối, bắp sú, xà lách cắt mỏng, chứ không ăn chung với rau quế hay rau thơm như phở Bắc, mùi vị rất là ngon và độc đáo. Ði khắp mọi miền đất nước khó có thể tìm được loại phở như nơi này.

Dân số Dục Mỹ từ đó cũng phát triển mạnh mặc dù đã có ba trường tiểu học và một trường trung học Văn Hóa Quân Ðội, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu hiếu học của con em địa phương cho nên học sinh cấp trung học phải đi học xa nhà xuống tận huyện Ninh Hòa có trường Trung Học Ðức Linh, Bán Công và Trần Bình Trọng, phương tiện đi lại có thể bằng xe đạp hoặc xe đưa đoán học sinh(school bus) lúc bấy giờ. Với tinh thần hiếu học vốn có, học sinh Dục Mỹ luôn luôn tạo được tiếng vang tốt cũng như giành được những giải thưởng cao của giáo dục huyện nhà.

Con gái Dục Mỹ - vì sống ngay trung tâm thu nhập chính là buôn bán không phải làm công việc đồng án cho nổi tiếng vừa trắng lại vừa đẹp nhất nhì trong huyện – làm thẩn thơ hút hồn không biết bao nhiêu trái tim đang yêu của các chàng trai tưởng chỉ đến đây vài ba tháng thụ huấn quân sự rồi ra đi, chứ đâu có ngờ những mỹ nhân Dục Mỹ làm cho họ không đành lòng bước chân ra đi.

Dục Mỹ không phải là tên hành chánh của quận Ninh Hòa, mà là tên của một đặc khu quân sự hoặc là Huấn khu Quân Sự Dục Mỹ nằm trong quận Ninh Hòa.Dục Mỹ địa danh đã từng đi vào thơ ca thời binh lửa với bài hát nổi tiếng “Giờ này anh ở đâu Dục mỹ hay Lam sơn”.
Huấn khu Quân sự Dục Mỹ khởi đầu là nơi huấn luyện tân binh bổ sung cho Sư Ðoàn 23 Bộ Binh [Sư Đoàn 23 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa là 1 sư đoàn trực thuộc Quân đoàn II của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sư đoàn gồm 3 trung đoàn: 44, 45 và 53 đóng tại Cao nguyên Trung phần. Năm 1965, sư đoàn đã tham gia đánh dẹp quân Fulro (bọn phun-rô) của phong trào Barajaka dưới sự chỉ huy của Trung tướng Vĩnh Lộc. Năm 1975, các đơn vị thuộc Sư đoàn 23 bị lực lượng Cộng sản với quân số áp đảo tấn công ở Buôn Ma Thuột. Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ Binh (lúc này chỉ còn 1 trung đoàn) có nhiệm vụ tái chỉnh trang các đơn vị trực thuộc. Sau trận chiến ở Khánh Dương thì sư đoàn hoàn toàn tan hàng.]

Song song với thời gian đó (khoảng năm 1958-1960), TTHL Lam Sơn, TTHL Bảo An (tiền thân của Ðịa Phương Quân sau này) TTHL Biệt Ðộng Quân, Trường Pháo Binh Việt Nam và văn phòng cố vấn quân sự Hoa Kỳ ( MAC-V) được thành lập.
Cùng với TTHL Quang Trung, TTHL Lam Sơn là nơi huấn luyện cơ bản quân sự cho tất cả tân binh quân dịch, để sau khi mãn khóa huấn luyện tân binh sẽ được bổ sung cho các sư đoàn bộ binh đặc biệt như là Sư đoàn bộ binh 23 như đã đề cặp ở trên. Sau năm 1968 Lam Sơn còn huấn luyện cơ bản quân sự cho Hải Quân, Không Quân, Quân sự học đường, Phân chi khu trưởng, một số cán bộ xây dựng nông thôn. do nhu cầu chiến tranh, có một thời gian Lam Sơn còn huấn luyện cho cả bậc Hạ sĩ quan nữa [tên gọi chung cho các quân dân có quân hàm hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ. Mang hai(2) gạch : tại ngũ và dự bị].

TTHL Lam Sơn nằm ở khoảng giữa cây số 16 và 18 trên Quốc Lộ 21(QL26 bây giờ), nhưng địa điểm để huấn luyện khóa sinh lại bao gồm cả một chu vi rộng lớn. Có hai liên đoàn khóa sinh, huấn luyện viên, diễn tập, lính cơ hữu được chỉ huy bởi một vị Ðại Tá hoặc Chuẩn Tướng [Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam không có cấp hàm này. Trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975), quân hàm Chuẩn tướng là hàm tướng 1 sao, được đặt ra từ năm 1963. Quân hàm này dưới Thiếu tướng, trên Đại tá, tương đương quân hàm Brigadier General (Quân đội Mỹ), Général de Brigade (Quân đội Pháp, có 2 sao)]
Văn phòng Cố Vấn Hoa Kỳ MAC-V, có các sĩ quan Cố Vấn cho tất cả TTHL tại Dục Mỹ. Bộ chỉ huy Huấn khu Dục Mỹ luôn luôn được chỉ huy trực tiếp bởi bốn vị Ðại Tá và một vị Chuẩn Tướng.

Trong thời chiến tranh, Sân bay quân sự Dục Mỹ cũng được biết đến rất nhiều . Nó được sử dụng trong chiến tranh Việt nam cho tới năm 1975 thì không còn sử dụng nữa. Trước đây, sân bay này để phục vụ cho việc vận chuyển và huấn luyện lính tại Quân trường Dục Mỹ
Trường Pháo Binh là nơi đào tạo tất cả các chiến sĩ pháo binh, các sĩ quan 'Ðề Lô' cho chiến trường và đào tạo các tiểu đoàn Pháo Binh Dù.
Tại đây còn có Trung tâm Huấn luyện Bảo An đóng tại cây số Mười lăm(15) nhưng sự tồn tại của nó chỉ trong giai đoạn ngắn do tính năng và nhu cầu chiến trường sau đó phải di chuyển về Phan Rang
TTHL Biệt Ðộng quân trước kia đóng ở Ðồng Ðế với tên là Biệt Ðộng Ðội, vì nhu cầu mở rộng của trường Hạ Sĩ Quan cho nên mới chuyển ra Dục Mỹ và đổi tên là Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Ðộng Quân và ngày một tháng bảy là ngày của binh chủng. Ngoài việc huấn luyện cho tân binh Biệt Ðộng Quân, còn có những khóa đặc biệt như Rừng núi sình lầy, Viễn thám còn gọi là Trinh sát. Tất cả các tiểu đoàn biên phòng đều về đây thụ huấn. TTHL Biệt Ðộng Quân có hai liên đoàn khóa sinh, ngoài ban huấn luyện của TT còn có hai đại đội diễn tập cơ hữu và phân đội 305 Quân Cảnh.

Sau năm 1975 Trung Tâm Huấn Luyện Ðặc Công ở miền Bắc di chuyển về Dục Mỹ - trong giai đoạn đó cứ vào dịp kỉ niệm các ngày lễ diệt binh chủng người dân Dục Mỹ nô nức kéo đến Khu Đặc công để được xem những trận đánh giặc giả(mô phỏng) cũng có tiếng bom đạn nổ rền vang khói lửa mịt mù, máy bay bay vù vù trên bầu trời hai bên bắn nhau dữ dội, chết chóc thương vong y như thật nhưng chỉ là Tập trận giả sau đó các trẻ em ở Dục Mỹ được phát quà bánh kẹo rất nhiều, trong ngày ấy người dân như được thưởng thức một lễ hội đầy ý nghĩa ai nấy cũng vui vẻ rạng ngời – sau đó vì khí hậu khắc nghiệt của thời tiết nơi đây tồn tại được vài năm Trung tâm này phải dời đi nơi khác.

Thấm thoát theo thời gian, hình ảnh về quê hương tôi-Dục Mỹ đầy ắp với những kỷ niệm đẹp, cả tuổi thơ, tuổi biết yêu và tuổi khôn lớn của tôi đều mang rất nhiều hoài niệm về miền đất thân thương này, mặc dù phải đi học xa ở Nha Trang hay mãi tận Sài Gòn, mỗi lần nghỉ hè hay dịp Lễ, Tết trở về Dục Mỹ,là lòng tôi lúc nào cũng tràn ngập xao xuyến bồi hồi.

Dũng-trọc
Saigon, 03/12/2009(bài viết có tham khảo từ một số nguồn báo)
Chi tiết..

2/12/09

Lời chào mừng thành viên mới

Chào mừng Đặng Văn Trung (đến từ TP. Buôn Ma Thuột) đã trở thành thành viên của ducmylog. Hãy viết bài và đóng góp nhiều ý kiến để Blog ngày càng hòan thiện hơn. Hy vọng bạn trở thành một trong những thành viên tích cực nhất.
DMBlog.
Chi tiết..

1/12/09

Ninh Sim được công nhận là đô thị loại V


UBND huyện Ninh Hòa vừa thông qua Đề án đề nghị công nhận xã Ninh Sim (huyện Ninh Hòa) là đô thị loại V.
Xã Ninh Sim là trung tâm tiểu vùng phía Tây huyện Ninh Hòa, cửa ngõ giao thông đường bộ nối liền duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Hiện xã có 6 thôn, tổng diện tích tự nhiên hơn 3.300 ha, dân số 10.696 người. Thời gian qua, xã Ninh Sim đã có bước phát triển quan trọng và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị…; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2008 đạt 7,6%/năm; tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.539 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 574 USD; tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 so với năm 2007 giảm còn 3,1% theo chuẩn quốc gia; các lĩnh vực y tế, giáo dục đạt nhiều thành tích… Với những thành tựu đạt được, Ninh Sim được xác định là khu vực có động lực phát triển kinh tế, văn hóa ở phía Tây huyện Ninh Hòa và hội đủ điều kiện để trở thành đô thị loại V.
Theo Báo Khánh Hòa.
Chi tiết..

"Đội phản ứng nhanh 321" ở Ninh Sim


Chiều cuối Giêng, tôi ngồi trong quán cà phê ven QL26 ở địa bàn phía Tây huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, tình cờ nghe chuyện một nhóm thanh niên gây sự vừa bị 321 ngăn chặn và tạm giữ. Hỏi ra mới biết, đó là đội trật tự cơ động phản ứng nhanh của xã Ninh Sim - một tổ chức quần chúng tình nguyện làm nhiệm vụ bảo vệ ANTT “độc nhất vô nhị” ở Khánh Hòa.
Có thể nói trước ngày miền Nam giải phóng, Ninh Sim là vùng đất hoang sơ, cằn cỗi, còn bây giờ ở xã thuần nông này đã hình thành 6 thôn, có hơn 2.100 hộ gia đình với 10.600 nhân khẩu, thu hút 7 dân tộc anh em, gồm Kinh, Khmer, Nùng, Chăm, Thái, Ê đê. Mặc dù đời sống kinh tế của người dân chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ lẻ, nhưng với lợi thế nằm ven huyết mạch giao thông kết nối giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên trên con đường QL26, nên chợ Dục Mỹ trở thành một trung tâm thương mại phía Tây huyện Ninh Hòa, không chỉ thu hút sức mua bán, mà còn chuyển hóa Dục Mỹ trở thành một thị tứ sầm uất.
Theo đó, những tác động mặt trái của kinh tế thị trường đã dẫn đến những vụ tranh chấp đất đai, trộm cắp tài sản, thanh thiếu niên tụ tập cờ bạc, uống rượu gây rối trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích phát sinh phức tạp, khiến cho Công an và dân quân xã Ninh Sim thật sự vất vả trong công tác bảo vệ an ninh trật tự.
Sau nhiều ngày đêm vắt óc tìm kiếm các giải pháp từ khâu tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đến tăng cường công tác quản lý giáo dục đối tượng hình sự, thanh thiếu niên hư, phối hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội kịp thời phát hiện và can thiệp hòa giải những mâu thuẫn trong đời sống thường nhật ở các cụm dân cư…
Thế nhưng, những vụ việc phát sinh đột biến vẫn là vấn đề nổi cộm đáng quan tâm lo ngại, trong khi đó hình ảnh những chiến sĩ Cảnh sát 113 Khánh Hòa ngăn chặn kịp thời những vụ gây rối trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích đã tạo ấn tượng tốt đẹp đối với anh Đăng Văn Dũng - Trưởng Công an xã Ninh Sim và các đồng sự, chính vì vậy từ giữa năm 2004 họ đã nghĩ tới việc thành lập đội trật tự cơ động phản ứng nhanh 321 - Đó là ba con số cuối điện thoại chuyên trách của lực lượng này: 3848321 và cũng là cách đếm lùi để xung trận, thực thi một mệnh lệnh.
Công an xã đã trực tiếp vận động những cựu chiến binh có sức khỏe tốt, được nhiều người tin yêu quý mến, có tinh thần trách nhiệm cao tham gia. Đến nay, Đội 321 Ninh Sim có 36 đội viên, chia thành 6 tổ ở 6 thôn. Khi thường trực 321 nhận được tin báo vụ việc xảy ra ở thôn nào, thì khẩn báo cho tổ cơ động ở địa bàn đó can thiệp, ngăn chặn hậu quả, tạm giữ tang vật và đối tượng có liên quan để Công an xã xử lý theo quy định pháp luật.
5 năm qua, Đội 321 đã xuất quân trên 160 lượt, trực tiếp ngăn chặn 48 vụ phạm pháp, trong đó có 38 vụ uống rượu say gây rối trật tự công cộng, 3 vụ đánh bạc, 7 vụ mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả. Qua đó, Công an xã Ninh Sim đã xử lý hành chính 24 đối tượng, phạt tiền 6,9 triệu đồng, buộc bồi thường thiệt hại tài sản, tổn hại sức khỏe 10,2 triệu đồng, chuyển hồ sơ cho Công an huyện Ninh Hòa khởi tố 1 vụ đánh bạc gồm 8 đối tượng...
Không dừng lại ở đó, Đội 321 còn bảo vệ hiện trường 24 vụ tai nạn giao thông, hỗ trợ cho Công an khám nghiệm điều tra khách quan, toàn diện, truy chặn hàng chục vụ người điều khiển phương tiện xe máy chở quá số người quy định, đánh võng lạng lách trên đường, không đội mũ bảo hiểm. Qua đó cảnh cáo gần 60 trường hợp, báo cho gia đình quản lý giáo dục 25 trường hợp, số còn lại công khai nhắc nhở trên đài truyền thanh địa phương.
Đặc biệt, Đội 321 Ninh Sim còn tham gia tuyên truyền phổ biến và vận động người dân thực hiện các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em; phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Những đợt cao điểm lễ, Tết, Đội 321 đã tuần tra bảo vệ thôn xóm trên 900 lượt, kịp thời ngăn chặn hàng chục vụ thanh niên tụ tập gây rối, đánh nhau, uống rượu trong đêm khuya, cờ bạc… góp phần bảo đảm ổn định an ninh trật tự trên địa bàn xã. Theo đánh giá của Công an tỉnh Khánh Hòa, Đội 321 là một trong những mô hình quần chúng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở nổi bật, hiệu quả cần được nhân rộng điển hình
Theo Báo CAND
Chi tiết..